Suy sinh dục nam là một hội chứng khá phổ biến, chiếm 52% dân số nam tuổi từ 40 – 70, trong đó người đàn ông không thể đạt được sự cường dương, sự xuất tinh hoặc cả hai.
Suy sinh dục nam có thể là thứ phát do bởi một bệnh hệ thống, do bởi sự lạm dụng các loại thuốc hoặc bị một bệnh lý ở hệ sinh dục, tiết niệu và nội tiết hoặc chỉ do bởi tâm lý. Để có thể hiểu rõ hơn cơ chế cũng như phươngpháp điều trị của bệnh bất lực, chúng ta nên có một cái nhìn toàn cảnh về cơ chế sinh lý và bệnh lý của bệnh bất lực.
Mất ham muốn: nguyên nhân có thể do rối loạn tâm lý
Các loại suy sinh dục
Thông thường chứng suy sinh dục nam được phân loại như sau:
Mất ham muốn: nguyên nhân có thể do thiếu hụt androgen, do rối loạn tâm lý, do dùng hoặc lạm dụng thuốc gây nghiện. Sự thiếu hụt androgen có thể đo lườngđược bằng lượng testosteron và gonadotrophin/huyết tương trong khi tình trạng giảm năng tuyến sinh dục (hypogonadism) lại đưa đến sự không xuất tinh do giảm tiết tinh dịch từ túi tinh và prostat.
Không cường dương:
– Do giảm testosteron: rất ít gặp nhưng dễ chẩn đoán và điều trị, tuy nhiên sự giảm đến mức giới hạn của testosteron lại không phải là nguyên nhân của sự không cường dương.
– Do tăng prolactin máu đưa đến ức chế sản xuất LHRH làm giảm testosteron và gonadotropin, nguyên nhân có thể:
– Khối u ở tuyến yên.
– Do sử dụng các thuốc gây tăng sản xuất prolactin như oestrogen, lạm dụng phenothiazin hay reserpin (2 – 5% trường hợp).
– Do thuốc:
Các thuốc chống androgen như: H2 receptor antagonist cótác dụng làm tăng prolactin. Hoặc spironolacton, ketoconazon, finasterid (5 – reductas inhibitor) dựng để chữa chứng phì đại prostat sẽ đồng thời làm giảm ham muốn và rối loạn phóng tinh (10 – 12% trường hợp).
Các thuốc chống tăng huyết áp như: clonidine, methyldopa, quanadrel (qua tác dụng liệt giao cảm trung ương hoặc ngoại vi) blocker, thiazid.
Xuất tinh sớm: thường do lo âu, rối loạn cảm xúc… ít khi do thực thể
Các thuốc chống cholinergic.
Các thuốc chống trầm cảm loại IMAO và tricylic do tác dụng liệt giao cảm và chống cholinergic.
Các thuốc antipsychotic.
Các thuốc an thần, chống lo âu.
– Rượu, methanon, heroin…
– Bệnh ở dương vật.
– Bệnh thần kinh.
– Bệnh mạch máu…
Không xuất tinh:
– Phóng tinh ngược.
– Thiếu hụt androgen.
– Do thuốc: guanethisin, phenoxybenzamin, phentolamin, sertralin.
Không khoái cảm: thường do tâm lý nếu bệnh nhân vẫn có ham muốn và vẫn còn cường dương được.
Không xìu được (priapism): thường phân biệt được với sự cường dương tự nhiên đó là priapism không hề có căng phồng quy đầu. Nguyên nhân của priapism có thể không biết nhưng cũng có thể phối hợp với bệnh hồng cầu liềm, bệnh bạch cầu mạn granulocyt do tổn thương tủy sống hoặc do tiêm các thuốc giãn mạch vào dương vật.
Triệu chứng lâm sàng
Bệnh sử: trước một bệnh nhân than phiền về chứng suy sinh dục nam nên hỏi bệnh nhân than phiền về loại suy sinh dục nam nào, về tiền sử của bệnh đái tháo đường, các bệnh lý về thần kinh ngoại vi hoặc các rối loạn chức năng bàng quang, về chứng khập khiễng cách hồi, thời gian cường dương ban đêm (nocturnal penile-time) trung bình kéo dài 100 phút/đêm (thường xảy ra trong thời kỳ REM của giấc ngủ).
Nên làm siêu âm Doppler để chẩn đoán
Khám thực thể
– Khám dương vật tìm các mảng hóa xơ ở mặt lưng dương vật (thường gặp trong bệnh peyroni).
– Khám tinh hoàn và hệ thống lông, vú: nếu tinh hoàn < 3,5cm nên nghĩ tới hypogonadism nếu thấy vú to hoặc rụng lông nên chú ý tới tình trạng tăng prolactin.
– Có thể kết hợp Doppler với siêu âm có độ phân giải cao sau khi tiêm alprostadil vào dương vật để đánh giá lưu lượngmáu qua động mạch thể hang.
– Nên tìm tinh trùng trong nước tiểu sau giao hợp nếu nghi ngờ có hiện tượng phóng tinh ngược.
– Nếu bệnh nhân than phiền về chứng di tinh, hoạt tinh: nên khám kỹ tinh hoàn, phó tinh hoàn và thừng tinh để tìm khối u do lao, lậu; đồng thời lấy chất tiết từ niệu đạo sau khi xoa bóp prostat hoặc thụt nitrat bạc để cấy tìm vi trùng sau lao, lậu.
– Về hệ thần kinh: nên khám tìm cảm giác dương vật, đánh giá trương lực cơ vòng, khám phản xạ hành hang bằng cách bóp mạnh quy đầu và nhận xét sự co thắt cơ vòng hậu môn, khám lực cơ ở ngọn chi, phản xạ gân xương 2 chân, đo cảm giác rung, cảm giác vị trí, sờ mó, đau và có thể làm điện cơ đồ phản xạ hành hang.
– Sau cùng là đo nồng độ testosteron, LHRH, prolactin nếu nghi ngờ có thiểu năng tinh hoàn hoặc tăng prolactine máu.
Điều trị
Thườngđược chia thành những phương pháp sau đây:
– Tâm lý liệu pháp.
– Thuốc: qua đường uống, tiêm vào thể hang, thấm qua niệu đạo, qua da.
– Phẫu thuật, cơ học liệu pháp.
BS.CKII. HUỲNH TẤN VŨ/ Sức khỏe và đời sống